Các ngân hàng đều khuyến khích khách hàng mua gói bảo hiểm khoản vay trong quá trình thực hiện hồ sơ vay vốn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc và lợi ích của loại phí bảo hiểm này.
Thậm chí, nhiều nhân viên tư vấn vì áp lực doanh số mà không ngừng ép buộc khách hàng mua và cho rằng đây là phí bắt buộc do pháp luật quy định. Vậy bảo hiểm khoản vay có bắt buộc phải mua hay không?
Bảo hiểm khoản vay là gì?
Bảo hiểm khoản vay là loại chi phí bảo đảm khả năng chi trả khoản vay trong trường hợp người vay mất khả năng trả nợ đúng hạn.
Những trường hợp rủi ro mà bảo hiểm khoản vay phát huy hiệu lực thường là khi người vay bị tử vong, gặp tai nạn thương tật vĩnh viễn, mất tích,…Công ty bảo hiểm lúc này sẽ đứng ra thanh toán toàn bộ dư nợ còn lại cho ngân hàng.
Điều kiện tham gia bảo hiểm khoản vay
Hầu hết các nhân viên ngân hàng đều khuyến khích khách hàng tham gia gói bảo hiểm. Tuy nhiên, không phải bất cứ người vay nào cũng có thể mua được nếu không đáp ứng đầy đủ những điều kiện dưới đây:
- Đối tượng tham gia đang trong độ tuổi lao động từ 18 – 60 tuổi
- Hạn mức của khoản vay phải dao động từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng trở lên.
- Khoản vay phải có hiệu lực pháp lý và thỏa thuận hợp đồng giữa khách hàng và tổ chức tín dụng bằng chữ ký xác thực.
- Khi tham gia bảo hiểm khoản vay, khách hàng cần tuân thủ đúng quy định pháp luật, chịu trách nhiệm pháp lý và cư xử đúng chuẩn mực.
Lợi ích của bảo hiểm khoản vay
Không phải ngẫu nhiên mà các ngân hàng lại khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm khoản vay. Bởi vì, điều này không chỉ phòng tránh những rủi ro ngoài ý muốn cho ngân hàng mà còn giúp người vay thoát khỏi những tổn thất và ràng buộc về tài chính nếu trường hợp không may xảy ra.
Hãy suy nghĩ sâu sắc về vấn đề này, nếu khách hàng không may mắn rơi vào hoàn cảnh mất khả năng lao động do tai nạn. Lúc này, người vay không chỉ gánh tiền chữa bệnh mà còn phải chi trả thêm khoản vay còn thiếu cho ngân hàng. Khả năng “đổ nợ” và rơi vào tình trạng “túng quẫn” tài chính vô cùng lớn. Sử dụng bảo hiểm khoản vay sẵn có giúp khách hàng giảm bớt gánh nặng tài chính.
Ngoài ra, điểm tín dụng khi tham gia bảo hiểm khoản vay sẽ nâng cao hơn. Điều này mang lại lợi ích trong quá trình thẩm định. Điểm tín dụng cao là một điểm cộng lớn cho bất cứ hồ sơ nào.
Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không?
Căn cứ vào Thông tư 39/2016/TT-NHNN và Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về vấn đề khách hàng mua bảo hiểm khoản vay tại các tổ chức tín tín dụng như sau: Việc mua bảo hiểm hay không là đều dựa trên tinh thần tự nguyện của người vay. Trên cơ sở pháp luật, không có quy định nào bắt buộc khách hàng phải tham gia vào bảo hiểm khoản vay nếu không muốn.
Chính vì vậy, bảo hiểm khoản vay không phải là quy định bắt buộc mà cơ quan pháp luật ban hành. Người vay có thể quyết định mua hoặc không mua tùy thuộc vào tài chính cá nhân, nhu cầu của mỗi người. Ngân hàng cũng không quyền bắt ép người dân mua bảo hiểm nếu điều đó không dựa trên tinh thần tự nguyện.
Mức phí bảo hiểm khoản vay là bao nhiêu?
Nhiều khách hàng vẫn lầm tưởng rằng mức phí bảo hiểm khoản vay sẽ tương đối cao như các loại bảo hiểm khác. Trên thực tế, người tham gia bảo hiểm chỉ đóng 5% – 6% dựa trên khoản tiền vay gốc đã ký kết trên hợp đồng. Mỗi tổ chức tín dụng sẽ có cách thu phí bảo hiểm khác nhau khi đăng ký vay vốn. Sau đây 3 cách đóng tiền bảo hiểm phổ biến hiện nay.
- Một là các ngân hàng sẽ trích 5% trên số tiền gốc để đóng bảo hiểm. Trường hợp này, khách hàng sẽ không nhận đủ số tiền gốc ban đầu mà đã bị trừ đi cho phí bảo hiểm. Ví dụ: A vay 20 triệu đồng, trừ đi 1 triệu đồng bảo hiểm. Tổng số tiền mà A nhận được chỉ còn 19 triệu đồng.
- Hai là số tiền đăng ký vẫn nhận đủ nhưng hệ thống sẽ cộng thêm phí bảo hiểm. Sau này khi thanh toán, khách hàng sẽ chi trả đầy đủ cả khoản vay và phí bảo hiểm cùng một lúc.
- Sau khi giao dịch, khách hàng sẽ trả tiền mặt (tiền bảo hiểm khoản vay) tại quầy dịch vụ.
Lưu ý: Trước khi đăng ký bảo hiểm, bạn và nhân viên tư vấn nên làm rõ vấn đề này với nhau. Đặc biệt, số tiền phải đóng bảo hiểm cụ thể là bao nhiêu? Có phát sinh thêm chi phí khác hay không? Điều này sẽ giúp chúng ta tránh những rủi ro không đáng có sau này.
Cách tính bảo hiểm khoản vay
Công thức tính:
Số tiền bảo hiểm phải đóng = Tổng số tiền vay x Tỷ lệ phần trăm chi phí bảo hiểm
Ví dụ: Tổng số tiền vay của bạn là 20.000.000 VNĐ với phí bảo bảo hiểm là 5%. Lúc này, số tiền bảo hiểm phải đóng là 1.000.0000 VNĐ.
Phí bảo hiểm có trả lại được không?
Đây chắc hẳn có câu hỏi thắc mắc được đặt ra nhiều nhất khi đóng bảo hiểm khoản vay. Trên thực tế, phí bảo hiểm đã gửi đi đều có khả năng hoàn trả vô cùng thấp. Dưới đây là những quy định hoàn trả tiền bảo hiểm được quyết định như sau:
Dư nợ khoản vay nhỏ hơn mức phí bảo hiểm: Bên công ty bảo hiểm sẽ hoàn trả lại số tiền cho người vay.
Trong trường hợp vẫn còn thời hạn hợp đồng nhưng bên bán hoặc bên mua có ý định chấm dứt hợp đồng trước:
- Bên mua chấm dứt hợp đồng trước: Công ty bảo hiểm hoàn trả 70% phí bảo hiểm
- Công ty bảo hiểm chấm dứt hợp đồng trước: Hoàn trả 100% phí bảo hiểm
Trên đây toàn bộ đáp án liên quan đến câu hỏi Có bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay hay không? Trên thực tế, phí bảo hiểm hoàn toàn từ tinh thần tự nguyện và không có bất cứ quy định nào ép buộc khách hàng phải mua phí bảo hiểm.
Song song đó, ngân hàng có thể bị phạt hạn mức từ 40 triệu đến 50 triệu đồng nếu có hành vi cố tình ép buộc khách hàng mua bảo hiểm khoản vay dưới mọi hình thức. Hy vọng với những thông tin mà Takomo chia sẻ vừa rồi, bạn đọc hoàn toàn nắm quyền chủ động trong vấn đề tham gia phí bảo hiểm.
Bài viết được đóng góp bởi Võ Trung Kiên bên website Takomo – Website cho vay tiền online.