Bất kỳ ai làm cha, làm mẹ thì cũng muốn con yêu của mình được hưởng những chế độ tốt nhất từ khi mới chào đời. Vì thế, các chương trình bảo hiểm thai sản đóng vai trò như một người bạn đồng hành, vừa giúp bạn và cả “thiên thần nhỏ” của bạn được nhận các quyền lợi bảo hiểm tuyệt vời, vừa giúp san sẻ phần nào gánh nặng tài chính khi gia đình bạn chuẩn bị đón chào thêm một thành viên mới. Tuy nhiên, thủ tục làm bảo hiểm thai sản được thực hiện như thế nào? Chúng tôi tin rằng, đây là thắc mắc chung của rất nhiều người tham gia bảo hiểm chứ không riêng gì các sản phụ, nên Dịch Vụ Bảo Hiểm đã cho ra đời bài viết này nhằm giải đáp những vấn đề nêu trên. Vậy nên, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng phân tích với chúng tôi nhé.
Thủ tục làm bảo hiểm thai sản
Trên thực tế, việc thực hiện thủ tục làm bảo hiểm thai sản chỉ bao gồm 2 công đoạn, đó là chuẩn bị hồ sơ và tiến hành quy trình nộp hồ sơ. Cụ thể:
Hồ sơ làm bảo hiểm thai sản
Tùy theo từng trường hợp mà người được bảo hiểm sẽ chuẩn bị các loại giấy tờ khác nhau. Ngoài sản phụ ra thì đơn vị sử dụng lao động cũng có trách nhiệm phải chuẩn bị các giấy tờ theo như quy định pháp luật, để hỗ trợ cho việc hưởng quyền lợi bảo hiểm của người lao động.
Đối với đơn vị sử dụng lao động
Căn cứ theo khoản 2 của điều 4 thuộc quyết định số 166/QĐ-BHXH, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:
- Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ, ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe. (Mẫu 01B-HSB)
Lưu ý: Trong trường hợp này, các đơn vị sử dụng lao động cần báo giảm thai sản với cơ quan chức năng bằng cách kê khai vào mẫu đơn D02-TS. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải điền đầy đủ, rõ ràng tên của nghiệp vụ bảo hiểm và thời gian mà người lao động bắt đầu nghỉ thai sản vào từng phần cố định trên mẫu đơn. Đôi khi sản phụ cũng cần cung cấp cho đơn vị sử dụng lao động một số giấy tờ nhất định để công đoạn này được thực hiện suôn sẻ hơn.
Đối với người lao động
Dưới đây sẽ là các giấy tờ thủ tục làm bảo hiểm thai sản mà người lao động cần chuẩn bị (Cũng dựa theo khoản 2 của điều 4 thuộc quyết định số 166/QĐ-BHXH):
- Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai:
- Nếu điều trị nội trú:
- Bản sao giấy ra viện của người lao động.
- Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao của giấy chuyển tuyến hoặc bản sao của giấy chuyển viện.
- Nếu điều trị nội trú:
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
- Nếu điều trị nội trú:
- Lao động nữ sinh con bình thường:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
- Trường hợp mẹ hoặc con hoặc người mang thai hộ chết sau khi sinh:
- Ngoài các giấy tờ mà chúng tôi vừa liệt kê trên thì cần bổ sung thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của đối tượng bị tử vong.
- Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
- Biên bản giám định y khoa của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.
- Trường hợp sản phụ phải nghỉ dưỡng thai theo quy định của pháp luật:
- Điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
- Điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
- Phải giám định y khoa: Biên bản giám định y khoa
- Lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con:
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.
- Trong trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
- Lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con:
-
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.
Quy trình làm bảo hiểm thai sản

Quy trình nộp hồ sơ làm bảo hiểm thai sản sẽ bao gồm 2 bước như sau:
- Bước 1: Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thủ tục nêu trên thì sản phụ sẽ nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động trong vòng 45 ngày tính từ ngày người lao động trở lại làm việc.
- Bước 2: Đơn vị sử dụng lao động sẽ chuyển tiếp hồ sơ của người lao động lên cơ quan bảo hiểm để các cơ quan chức năng có thể tiến hành giải quyết quyền lợi cho người được bảo hiểm.
Các câu hỏi liên quan đến thủ tục làm bảo hiểm thai sản
Sau đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến thủ tục làm bảo hiểm thai sản:
1. Thời hạn để cơ quan bảo hiểm giải quyết thủ tục làm bảo hiểm thai sản là bao lâu?
Trong trường hợp người lao động nộp hồ sơ gián tiếp qua đơn vị sử dụng lao động thì thời hạn giải quyết là 6 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ. Còn nếu người lao động nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm thì thời gian tối đa sẽ là 3 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ.
2. Nếu mang thai hộ thì cần những thủ tục gì để làm bảo hiểm thai sản?
Trong trường hợp này, người lao động cũng sẽ chuẩn bị một số giấy tờ cơ bản của bé như bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh. Ngoài ra, cần có thêm bản sao của giấy thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
3. Trong trường hợp nhận con nuôi thì cần những thủ tục gì?
Nếu là nhận con nuôi dưới 6 tháng thì người lao động chỉ cần chuẩn bị 2 loại giấy tờ như sau:
- Giấy khai sinh của bé hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương.
- Bản sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Lưu ý: Nếu con nuôi trên 6 tháng tuổi thì sản phụ sẽ không được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản.
4. Trong trường hợp bé bị tử vong ngay sau khi sinh nên không được cấp giấy chứng sinh thì phải làm sao?
Giấy chứng sinh trong trường hợp này hoàn toàn có thể thay thế bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện được việc bé bị tử vong.
5. Có được thực hiện thủ tục làm bảo hiểm thai sản khi đang bảo lưu bảo hiểm xã hội không?
Cũng căn cứ theo khoản 2 của điều 4 thuộc nghị định số 166/QĐ-BHXH, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội vì các nguyên nhân như: Thôi việc, phục viên, xuất ngũ,… vẫn có thể thực hiện thủ tục làm bảo hiểm thai sản như bình thường nếu họ có đủ các điều kiện để hưởng bảo hiểm mà pháp luật yêu cầu.
Lời kết
Trên thực tế, các thông tin về thủ tục làm bảo hiểm thai sản là cực kỳ quan trọng đối với người tham gia bảo hiểm, đặc biệt là các gia đình chuẩn bị có em bé ra đời, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ an sinh mà mẹ và bé sắp được nhận trong quá trình mang thai, sinh nở. Chính vì điều này nên các bạn hãy nhớ theo dõi thật thường xuyên những bài viết trên website của chúng tôi, để có thể cập nhật những thông tin mới nhất xoay quanh tất cả các chủ đề về bảo hiểm, bao gồm cả bảo hiểm thai sản nói riêng nhé.
Ngoài ra, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Dịch Vụ Bảo Hiểm thông qua số hotline, để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn một cách sớm nhất nhé.