Thời gian thử việc có đóng bảo hiểm không? Đây là câu hỏi không chỉ người lao động mà cả những nhà tuyển dụng cũng rất quan tâm. Tuy nhiên, các thông tin trên mạng quá tràn lang và không có dẫn chứng luật pháp cụ thể khiến bạn không thể biết được thông tin nào mới chính xác.Do đó, chúng tôi đã quyết tìm hiểu các điều luật trong Bộ luật lao động 2012, 2019 để tìm ra câu trả lời chính xác. Cụ thể như thế nào, bạn hãy đọc hết bài viết này nhé.
Những trường hợp phải đóng bảo hiểm xã hội
Theo luật Bảo hiểm xã hội 2014, bạn phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Người có hợp đồng lao động không xác định thời gian, hợp đồng có thời hạn, hợp đồng lao động mùa vụ hoặc làm một công việc nhất định từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
- Hợp đồng lao động ký kết giữa người sử dụng lao động và người đại diện của người lao động dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật.
- Các hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
- Những người là cán bộ, công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an hoặc người làm công tác khác trong cơ quan, tổ chức quan trong của nhà nước.
- Người là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân hoặc sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm các công tác khác nhưng vẫn hưởng lương như quân nhân.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân hoặc hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn hay học viên quân đội, công an, cơ yếu, những người đang theo học và có trợ cấp phí sinh hoạt.
- Người làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quy định tại Luật người lao động Việt Nam.
- Quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương của nhà nước.
- Những người hoạt động không chuyên trách ở các khu vực xã, phường, thị trấn.
Vậy nếu bạn là người đang trong thời gian thử việc và không nằm trong những đối tượng trên thì có cần đóng bảo hiểm xã hội không?
Thời gian thử việc có đóng bảo hiểm không?
Bạn không phải đóng bảo hiểm khi thử việc khi:
Bạn và nhà tuyển dụng thảo luận nội dung thử việc thông qua hợp đồng thử việc. Mà theo các trường hợp đóng bảo hiểm đã nêu ở trên, không có mục nào dành cho người có hợp đồng thử việc. Thế nên, trong trường hợp này bạn không cần đóng bảo hiểm.
Bên cạnh đó theo điều 26 của Bộ luật lao động 2012, hợp đồng thử việc sẽ bao gồm những nội dung sau:
- Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc người đại diện hợp pháp do pháp luật quy định
- Các thông tin cá nhân của người lao động như tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, CMND/CCCD
- Công việc và địa chỉ làm việc
- Thời hạn hợp đồng
- Mức lương, hình thức và thời gian trả lương
- Thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
Như vậy, trong hợp đồng thử việc cũng không có khoản nào quy định về bảo hiểm xã hội nên người lao động không cần quan tâm đến việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tuy nhiên, nếu thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà bản hợp đồng đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội thì bắt buộc người thử việc cũng phải đóng bảo hiểm. Cụ thể như thế nào, bạn có thể tìm hiểu rõ hơn ở phần tiếp theo.
Bạn có thể đóng bảo hiểm trong thời gian thử việc nếu ở trong trường hợp sau:
Theo điều 24 Bộ luật lao động 2019, bắt đầu từ năm 2021 các bên có quyền thỏa thuận nội dung thử việc trong cả hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động. Nếu bạn và người sử dụng lao động ký kết thông qua hợp đồng thử việc thì bạn không đóng bảo hiểm. Nguyên nhân như thế nào đã nêu rõ ở trên.
Còn nếu, thảo luận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động thì bạn cần phải nắm các thông tin cơ bản sau:
Tại khoản 3 điều 24 Bộ luật lao động 2019 quy định không áp dụng thử việc với hợp đồng lao động dưới 1 tháng. Vậy nên, nếu bạn muốn thử việc thì hợp đồng ký kết phải 1 tháng trở lên.
Mà hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên đã nằm trong diện phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thế nên, nếu bạn và người sử dụng lao động có thỏa thuận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động thì trong tường hợp này bạn phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Những thông tin này rất quan trọng với người lao động đặc biệt là những người có ý định thử việc trong thời gian tới. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu thật chi tiết để tự bảo vệ quyền lợi của bản thân trước nhà tuyển dụng.
Bài viết liên quan: Hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm không?
Lời kết
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “thời gian thử việc có đóng bảo hiểm không?” Những nội dung này một phần được trích từ bộ luật lao động 2019 ( có nhiều sử đổi so với Bộ luật lao động 2012) và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Do đó, có lẽ nhiều người chưa biết được những thông tin này. Bạn hãy chia sẻ rộng rãi để giúp mọi người cập nhật các điều luật kịp thời nhé.