Thẻ bảo hiểm y tế là gì? Thẻ BHYT được sử dụng như nào?

Khi tham gia bảo hiểm y tế, bạn sẽ được cấp cho một tấm giấy nhỏ gọi là thẻ bảo hiểm y tế để sử dụng khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Khi khám chữa bệnh có thẻ BHYT, bạn sẽ được hỗ trợ chi trả chi phí khám chữa bệnh theo các quy định hiện hành của pháp luật. Dưới đây là một số thông tin bạn cần biết về thẻ bảo hiểm y tế.

Thẻ bảo hiểm y tế là gì?

Thẻ bảo hiểm y tế là gì?

Thẻ bảo hiểm y tế là tấm giấy được cấp cho các cá nhân khi tham gia bảo hiểm y tế và là căn cứ để xác định người tham gia bảo hiểm y tế. Trên thẻ sẽ có các nội dung bao gồm các thông tin cá nhân  của chủ thẻ, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, thời gian bảo hiểm có hiệu lực.  Mặt sau thẻ còn có các lưu ý dành cho người dân, bạn nên nắm kĩ các chú ý này để bảo đảm luôn được hưởng quyền lợi khi khám chữa bệnh.

Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế như nào?

tbhyt2

Để hưởng đầy đủ các lợi ích từ bảo hiểm y tế, bạn cần sử dụng thẻ y tế đúng cách. Điều này không chỉ thuận tiện cho các nhân viên y tế mà còn giúp bạn đơn giản hoá các thủ tục của mình hơn. Cụ thể thế nào, bạn theo dõi ở đây nhé.

  • Đi khám chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT còn hiệu lực sử dụng kèm giấy tờ tùy thân (thông thường là CMND). Với trẻ em dưới 6 tuổi, bố mẹ chỉ cần xuất thẻ BHYT có hiệu lực sử dụng.
  • Khi cấp cứu: Được tiếp nhận tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào và phải xuất thẻ BHYT kèm CMND trước khi xuất viện. Trong quá trình đang điều trị và vô tình phát hiện thêm những bệnh khác cần điều trị thì vẫn được tính là đang chữa trị tại nơi cơ sở đúng tuyến.
  • Chuyển tuyến điều trị: Bạn được chuyển tuyến nếu nơi điều trị hiện tại không đủ khả năng hoặc dịch vụ kỹ thuật. Bạn phải xuất trình thẻ BHYT cùng giấy tờ tùy thân kèm theo giấy chuyển viện của cơ sở điều kiện trước đó với nơi khám mới để có thể hưởng quyền lợi.
  • Trường hợp thanh toán chi phí vận chuyển bệnh nhân: BHYT sẽ thanh toán phí vận chuyển 2 chiều trong trường hợp chuyển tuyến Kỹ thuật nếu bạn là một trong các đối tượng sau sĩ quan hạ sĩ quan, người làm các công tác cơ yếu, Người có công cách mạng, thân nhân người có công cách mạng ( cha, mẹ ruột, con và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ), trẻ em dưới 6 tuổi và người nhận trợ cấp hàng tháng.
  • Đi khám lại: Bạn phải có giấy hẹn khám lại của bác sĩ và giấy hẹn này chỉ có hiệu lực sử dụng 1 lần duy nhất.

Các câu hỏi liên quan đến thẻ bảo hiểm y tế?

1. Mỗi người được cấp tối đa bao nhiêu thẻ bảo hiểm 

Theo khoản 2 của Điều 16 Luật BHYT năm 2008, mỗi người chỉ được cấp 1 thẻ BHYT. Tuy nhiên, nhiều trường hợp một người vẫn có 2 thẻ bảo hiểm. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do một người thuộc nhiều nhóm đối tượng khác nhau đã tham gia BHYT rồi lại tiếp tục mua bảo hiểm ở nhóm đối tượng khác.

2. Trường hợp nào thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng?

Theo khoản 4 điều 13 Luật BHYT, thẻ BHYT không còn giá trị sử dụng khi:

  • Thẻ bị hết hạn
  • Thẻ bị tẩy xoá, tự sửa chữa các thông tin
  • Người có tân trong thẻ không còn tham gia BHYT nữa.

Theo điều 23 Luật BHYT, bạn sẽ không được sử dụng thẻ BHYT nếu:

  • Chi phí khám chữa bệnh trong trường hợp này đã được nhà nước chi trả
  • Khám sức khỏe tổng quát
  • Xét nghiệm, chẩn đoán không nhằm mục đích chữa bệnh
  • Dùng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình hay các trường hợp nạo phá thai.
  • Sử dụng các dịch vụ liên quan đến làm đẹp
  •  trị các bệnh về mắt như cận thị, lác, tật khúc xạ trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Sử dụng các vật tư y tế thay thế như chân giả, tay giả, mắt giả…
  • Khám chữa bệnh cho các trường hợp bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thảm họa.
  • Giám định y khoa, pháp y hoặc pháp y tâm thần.
  • Tham gia các thử nghiệm lâm sàng hoặc nghiên cứu khoa học.

3. Khi đi khám chữa bệnh có phải mang theo thẻ bảo hiểm y tế không?

Để cơ sở y tế xác định được bạn tham gia BHYT thì khi đi khám chữa bệnh bạn cần mang theo thẻ BHYT có hình ảnh bản thân. Trong trường hợp chưa có ảnh thì bạn cần trình chứng minh nhân xác thực danh tính bản thân. Như vậy, thẻ của bạn mới được chứng thực có hiệu lực sử dụng. Riêng các trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi thì chỉ cần xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. 

Bên cạnh đó, một số trường hợp đặc biệt không cần thẻ bảo hiểm y tế:

  • Trẻ chưa cấp thẻ y tế: Trường hợp này bố mẹ chỉ cần cung cấp bản chứng thực sinh hoặc bản sao giấy khai sinh.
  • Trẻ vừa mới ra đời đã phải điều trị: Bố mẹ cung cấp giấy chứng thực sinh cho nơi điều trị. 
  • Người đang trong thời gian đợi cấp thẻ mới: Bạn chỉ cần xuất trình giấy hẹn cấp lại cùng giấy tờ chứng minh nhân thân.
  • Cấp cứu: Trường hợp cấp bách này sẽ không đặt nặng thẻ bảo hiểm y tế tại thời điểm đó nhưng sau này khi làm các thủ tục khác thì cần phải xuất trình thẻ cũng giấy chứng minh danh tính.’

4. Thẻ BHYT có giá trị sử dụng trong bao lâu?

Trước đây, trên thẻ bảo hiểm có ghi thời gian bắt đầu và kết thúc bảo hiểm. Vì vậy, mỗi năm bạn sẽ được cấp một thẻ bảo hiểm mới. Tuy nhiên, theo công văn mới nhất, thẻ bảo hiểm chỉ còn ghi ngày bắt đầu bảo hiểm. Do vậy, thẻ bảo hiểm y tế sẽ được sử dụng xuyên suốt trong quá trình tham gia bảo hiểm y tế của bạn. Nếu trong thời gian sử dụng, bạn vô tình làm mất hay rách thì sẽ được cấp lại thẻ mới.

5. Khi khám chữa bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được chi trả như nào?

Theo quy định của điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi năm 2014, người dùng thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh sẽ được hưởng những quyền lợi như sau:

Khám chữa bệnh đúng tuyến

  • Chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh khi thuộc các đối tượng công an, bộ đội, người có công cách mạng, các cựu chiến binh, trẻ em dưới 6 tuổi hoặc người thuộc hộ gia đình khó khăn, người tham gia BHYT 5 năm liên tục và số tiền chi trả cho việc khám chữa bệnh hơn 6 tháng lương có sở…
  • Hưởng 95% chi phí khám chữa bệnh nếu là người hưởng lương hưu, nhận trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, người thuộc các hộ gia đình cận nghèo,..
  • Những đối tượng còn lại hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh.

Khám chữa bệnh trái tuyến

Khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh trái tuyến thì BHYT sẽ hỗ trợ bạn các mức khác nhau dựa vào cơ sở bạn điều trị.

  • 40% chi phí điều trị nội trú với các bệnh viện tuyến trung ương.
  • 100% chi phí điều trị nội trú tại các bệnh viện tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
  • 100% chi phí khám chữa bệnh tại các bệnh viện thuộc tuyến huyện.

 Mức hưởng này áp dụng cho cả những người dùng thẻ BHYT bắt buộc và tự nguyện.

Lời kết

Bài viết trên đây là các thông tin về thẻ bảo hiểm y tế mà bạn cần nắm được. Hi vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ hơn về thẻ bảo hiểm y tế cũng như giải đáp được các thắc mắc liên quan đến thẻ BHYT.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *