Quỹ bảo hiểm xã hội và các thông tin liên quan

Quỹ bảo hiểm xã hội là một trong các thành phần cấu tạo nên hệ thống bảo hiểm xã hội. Có thể so sánh quỹ bảo hiểm với “chú heo đất”, vì nó cũng có chức năng giữ tiền tiết kiệm cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Nhưng dù sao thì đó cũng chỉ là một phép ẩn dụ vui, còn nếu bạn muốn biết thực chất quỹ bảo hiểm xã hội là gì và nó có tác dụng như thế nào thì hãy cùng Dịch Vụ Bảo Hiểm tìm hiểu về quỹ bảo hiểm xã hội tại bài viết này nhé.

Quỹ bảo hiểm xã hội là gì?

quỹ bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo khoản 4 điều 3 thuộc bộ Luật bảo hiểm xã hội được ban hành vào năm 2014, quỹ bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau:

Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Có thể hiểu đơn giản như sau: Quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ tài chính do nhà nước đứng ra thành lập, quản lý, bảo hộ và chịu trách nhiệm với mục đích chính là chi trả cho các đối tượng tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội trong bối cảnh là họ đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm. Nó được hình thành dựa trên 2 nguồn tiền chính, đó là từ các đơn vị sử dụng lao động và từ người lao động. Ngoài ra, trong các trường hợp bị thiếu hụt thì nhà nước sẽ đứng ra bù lỗ để đảm bảo sự công bằng trong việc hưởng quyền lợi bảo hiểm của tất cả các đối tượng tham gia vào chế độ an sinh này.  

Tức là khi người lao động và đơn vị sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội thì khoản tiền đó sẽ được đưa vào quỹ bảo hiểm. Và khi các đối tượng tham gia bảo hiểm đủ điều kiện để được hưởng tiền bảo hiểm thì việc thanh toán sẽ được thực hiện bằng cách rút tiền từ quỹ bảo hiểm. Các quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm bao gồm:

  • Quỹ ốm đau và thai sản.
  • Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Quỹ hưu trí và tử tuất

Bài viết liên quan:

Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành như thế nào?

quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành như nào

Như chúng tôi đã đề cập bên trên, quỹ bảo hiểm xã hội sẽ được hình thành dựa trên 2 nguồn kinh phí chủ chốt, đó là người lao động và các đơn vị sử dụng lao động. Ngoài ra, quỹ này còn được thành lập dựa trên các nguồn tiền khác như: Nguồn từ nhà nước, từ các hoạt động đầu tư, từ các quỹ từ thiện,…

Nguồn từ đơn vị sử dụng lao động

Việc các đơn vị sử dụng lao động đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội là một phương pháp gián tiếp bảo vệ quyền lợi cho lực lượng lao động của họ. Các đơn vị sử dụng lao động có thể là: Tổ chức, tập đoàn, công ty, doanh nghiệp,… Nói đơn giản hơn thì đó là một trong các chế độ phúc lợi mà đơn vị sử dụng lao động dành cho người lao động, điều này thể hiện một phần trách nhiệm của ban lãnh đạo đối với các nhân sự trong tập thể. Ngoài ra, đối với các trường hợp rủi ro xảy đến với người lao động trong phạm vi quản lý của đơn vị sử dụng lao động thì họ sẽ phải chi ra một khoản tiền tương đối lớn để bù đắp thiệt hại cho người lao động. Nhưng nếu đơn vị sử dụng lao động có đóng góp vào quỹ bảo hiểm thì chế độ này sẽ hỗ trợ họ một phần nào đó về mặt tài chính.

Nguồn từ người lao động

Những hậu quả mà người lao động phải hứng chịu từ các rủi ro còn nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần so với các tổn thất của đơn vị sử dụng lao động. Các hậu quả đó không chỉ đơn thuần là bị hao tốn chi phí, mà còn là vấn đề bị mất hoặc giảm khả năng lao động, làm ảnh hưởng tới nguồn thu nhập của người lao động. Nhưng nếu người lao động có đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội thì trong những trường hợp như thế, họ sẽ được nhận các khoản chi phí để bù đắp một phần nào đó cho khoản thu nhập bị mất. Nói tóm lại thì quỹ bảo hiểm xã hội khá giống với quỹ tiết kiệm của người lao động và đơn vị sử dụng lao động, hoặc bạn cũng có thể coi nó là một phương pháp để phân phối hợp lý cho thu nhập của bản thân cũng được. 

Nguồn từ nhà nước

Nếu trong trường hợp ngân sách của quỹ bảo hiểm xã hội không đủ để đáp ứng cho việc duy trì các chế độ bảo hiểm thì nhà nước phải đứng ra bù lỗ vào khoản đó. Đây là phương pháp để nhà nước duy trì sự ổn định và sự cân bằng cho hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Nguồn từ các hoạt động đầu tư

Khi đóng tiền vào quỹ bảo hiểm xã hội thì khoản tiền đó thường sẽ được mang đi đầu tư để sinh ra lợi nhuận. Và khoản lợi nhuận đó sẽ được sử dụng cho mục đích duy trì và phát triển quỹ bảo hiểm xã hội. 

Các nguồn khác

Ngoài các nguồn như trên, quỹ bảo hiểm xã hội còn có một số nguồn thu hợp pháp khác như: Nguồn từ các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước; nguồn từ các khoản nộp phạt của những cá nhân hoặc tổ chức thực hiện sai quy định của bảo hiểm xã hội;…

Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng cho mục đích gì?

final crowdfunding goal

Quỹ bảo hiểm xã hội chủ yếu được sử dụng cho 2 mục đích chính:

  • Mục đích chủ yếu của quỹ bảo hiểm xã hội là dùng để chi trả cho các chế độ bảo hiểm và đây cũng là lý do mà quỹ này được thành lập. Các khoản mà quỹ bảo hiểm phải thanh toán bao gồm: Trợ cấp lương hưu, trợ cấp thai sản, trợ cấp ốm đau, trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tuất,… Trên thực tế, quỹ bảo hiểm xã hội còn có một mục đích sâu xa khác, đó là đảm bảo cho chất lượng đời sống của con người, đặc biệt là trong các trường hợp ngặt nghèo.
  • Mục đích tiếp theo của quỹ bảo hiểm xã hội là dùng để chi trả cho các chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bao gồm: Chi phí truyền thông, chi phí bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, chi phí chi trả cho các hoạt động của bộ máy bảo hiểm xã hội Việt Nam, chi phí cải cách,…

Tỷ lệ phân bố tiền đóng bảo hiểm cho các quỹ thành phần

Mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội sẽ được tính dựa trên tiền lương tháng của người lao động.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc thì tỷ lệ phân bổ mức đóng cho các quỹ thành phần của người lao động là công dân Việt Nam và người lao động là công dân nước ngoài sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:

  • Tỷ lệ phân bổ dành cho người lao động là công dân Việt Nam
Tỷ lệ phân bố mức đóng bảo hiểm cho các quỹ thành phần đối với người lao động là công dân Việt Nam
Tỷ lệ phân bố mức đóng bảo hiểm cho các quỹ thành phần đối với người lao động là công dân Việt Nam
  • Tỷ lệ phân bổ dành cho người lao động là công dân nước ngoài
Tỷ lệ phân bố mức đóng bảo hiểm cho các quỹ thành phần đối với người lao động là công dân nước ngoài
Tỷ lệ phân bố mức đóng bảo hiểm cho các quỹ thành phần đối với người lao động là công dân nước ngoài

Ngoài ra, tùy từng trường hợp thì sẽ có sự khác nhau trong mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bạn có thể tham khảo cách tính mức đóng bảo hiểm xã hội tại bài viết: Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Là Bao Nhiêu?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Mức đóng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ là 22% mức thu nhập tháng do người lao động chọn để đóng vào quỹ hưu trí và quỹ tử tuất. Mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn tối thiểu phải bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và mức tối đa là bằng 20 lần mức lương cơ sở ở thời điểm hiện tại.

Xem chi tiết về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tại đây.

Lời kết

Qua bài viết này, có thể thấy vai trò của quỹ bảo hiểm xã hội đối với hệ thống bảo hiểm xã hội tại Việt Nam là vô cùng quan trọng. Việc đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội vừa là một phương pháp để đầu tư cho các quyền lợi của người lao động cũng như đơn vị sử dụng lao động, vừa là một hình thức gửi tiết kiệm cực kỳ an toàn và hợp lý. Vậy thì bạn còn chần chờ gì mà không tham gia? Và nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bảo hiểm xã hội nói chung và quỹ bảo hiểm xã hội nói riêng thì hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *