Bảo hiểm thất nghiệp được ví như “vị cứu tinh” của người lao động khi không may mất việc. Để được hưởng rợ cấp thất nghiệp, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và tuân theo quy trình chặt chẽ cũng như phải thông qua một tổ chức giải quyết bảo hiểm thất nghiệp uy tín. Vậy cần phải nộp bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Cùng theo chân chúng tôi khám phá những địa điểm làm việc nhanh chóng và chuyên nghiệp được pháp luật công nhận nhé.
Nộp bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?
Trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, bạn phải nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc cơ quan quản lý của nhà nước.
Địa điểm nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội
Nếu bạn sinh sống và làm việc ở Hà Nội thì có thể ghé các địa điểm dưới đây để nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
- Phòng bảo hiểm thất nghiệp, Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội ở 285 phố Trung Kính sẽ tiếp nhận hồ sơ của các quận Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Tây Hồ, Từ Liêm.
- Phòng Đào tạo nghề , Trung Tâm giới thiệu việc làm Hà Nội ở ngõ 33, phố Tạ Quang Bửu. Nơi này giải quyết của người lao động quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai.
- Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Trung tâm Giới thiệu việc làm số 2 Hà Nội nằm ở 144 Trần Phú, Hà Đông là khu vực giải quyết thủ tục cho các quận Hà Đông, Thanh Oai, Ứng Hoà, Mỹ Đức, Chương Mỹ.
- Phòng lao động, Thương binh và Xã hội thị xã Sơn Tây (nằm tại số 5 phố Phó Đức Chính, Sơn Tây), nơi nộp bảo hiểm thất nghiệp của người dân quận Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất.
- Phòng lao động, Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức ở thị xã Trạm Trôi, Hoài Đức, tiếp nhận giấy tờ của Hoà Đức, Đan Phượng, Quốc Oai.
- Phòng lao động, Thương binh và Xã hội huyện Thanh Trì ở số 365 Ngọc Hồi, Văn Điểm, giải quyết yêu cầu của Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên.
- Phòng lao động, Thương binh và Xã hội quận Long Biên tại số 1 phố Vạn Hạnh, KĐT mới Việt Hưng, tiếp nhận hồ sơ của quận Long Biên và Gia Lâm.
- Phòng lao động, Thương binh và Xã hội huyện Sóc Sơn ở thị trấn Sóc Sơn, giải quyết các vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp của Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh.
Địa điểm nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở Đà Nẵng
- Trụ sở Trung tâm Dịch vụ việc làm tại số 278 Âu Cơ, phường Hoà Khánh Bắc, Liên Chiểu.
- Văn phòng quận Hải Châu nằm ở số 21 Phan Châu Trinh.
- Sàn giao dịch việc làm số 2 tại số 9 Cách Mạng Tháng Tám, Cẩm Lệ.
Địa điểm nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh
- Văn phòng Trung tâm giới thiệu việc làm TP. Hồ Chí Minh nằm ở 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, Bình Thạnh sẽ tiếp nhận người dân các quận 1, 2, 3, 4, 5, 8, 10, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp.
- Trường trung cấp Kinh tế kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh tại 500 Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7 phục vụ người lao động 7, Nhà Bè và Cần Giờ.
- Trung tâm dạy nghề Bình Tân ở 637 Bà Hom, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân tiếp nhận hồ sơ các quận 6, 11, Tân Phú, Bình Tân và Bình Chánh.
- Trung tâm dạy nghề Hóc Môn 146 Đỗ Văn Dậy, xã Tân Hiệp, Hóc Môn phục vụ người lao động ở Hóc Môn và quận 12.
- Trung tâm dạy nghề Thủ Đức tại 17 đường số 8, phường Linh Chiểu, Thủ Đức, nhận hồ sơ của các quận 2, 9 và Thủ Đức.
- Trung tâm dạy nghề Củ Chi (đường Nguyễn Đại Năng, khu phố 1, TT Củ Chi) là nơi giải đáp mọi vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp cho người dân Củ Chi.
Trong vòng 7 ngày, kể từ khi không có việc làm, người lao động cần đăng ký thất nghiệp tại các địa điểm trên để được giới thiệu việc làm mới cũng như hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định pháp luật.
Nộp bảo hiểm thất nghiệp ở đâu khi nơi đóng bảo hiểm và sổ hộ khẩu không cùng tỉnh thành?
Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú, theo Khoản 2 Điều 2 Quyết định 636/QĐ-BHXH.
Do đó, bạn phải đăng ký thường trú và tạm trú tại nơi mình đang ở thì mới có thể nộp bảo hiểm thất nghiệp và hưởng trợ cấp. Trong trường hợp, bạn vẫn chưa làm điều đó thì cần đến cơ quan địa phương, nơi có sổ hộ khẩu để làm thủ tục nhận tiền từ bảo hiểm thất nghiệp.
Nộp bảo hiểm thất nghiệp ở đâu khi nơi đóng bảo hiểm, sổ hộ khẩu và nơi sinh không cùng một tỉnh?
Cũng tương tự như trường hợp trên nếu bạn đã đăng ký tạm trú, tạm vắng thì bạn có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại nơi bạn đóng bảo hiểm.
Còn nếu bạn chưa đăng ký và chưa nhận được giấy tờ tạm trú ở tỉnh bạn đang đóng bảo hiểm hiện tại thì hồ sơ của bạn chỉ có hiệu lực với cơ quan địa phương, nơi có hộ khẩu của bạn.
Lời kết
Trên đây là các địa chỉ để bạn nộp bảo hiểm thất nghiệp hưởng trợ cấp trong lúc đang khó khăn cũng như một vài giải đáp dành cho những người lao động đang sinh sống xa quê. Bạn chỉ cần xem xét trường hợp của mình phù hợp với địa điểm nào và sau đó đem hồ sơ đã chuẩn bị đến các văn phòng tương ứng để được giải quyết nhanh chóng.