Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Là Bao Nhiêu? [Cập Nhật 2021]

Mức đóng bảo hiểm xã hội là căn cứ dựa trên quy định đóng bảo hiểm xã hội của pháp luật để người lao động cũng như đơn vị sử dụng lao động có thể tính toán các khoản đóng, khoản hưởng trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội. Trong bài viết dưới đây, Dịch Vụ Bảo Hiểm sẽ phân tích chi tiết về các mức đóng bảo hiểm được cập nhật mới nhất vào năm 2021, hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi sắp chia sẻ có thể giúp ích được cho bạn trong tương lai.

Mức đóng BHXH, BHTN

Mức đóng bảo hiểm xã hội

Dựa theo các văn bản hành chính pháp luật, ta có thể đúc kết thành những thông tin như sau:

Mức đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Luật bảo hiểm xã hội được ban hành vào năm 2014, trong điều khoản 85 và 86 có đề cập đến vấn đề mức đóng bhxh. Cụ thể, mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính dựa trên tiền lương tháng của người lao động và được phân phối theo tỷ lệ phần trăm nhất định để đóng vào các quỹ bảo hiểm như: Quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỷ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Theo Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định mức đóng bảo hiểm xã hội cụ thể như sau: Mức đóng BHXH 26% trong đó: 

  • Người lao động đóng 8%
  • Đơn vị đóng 18%. 18% đơn vị đóng bao gồm: 
    • 3% vào quỹ ốm đau và thai sản
    • 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
    • 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Căn cứ theo điều 14 thuộc Qyết định số 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động bằng 1% tiền lương tháng, đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của người lao động.

Bài viết liên quan:

Tỷ lệ phân bổ mức đóng bảo hiểm xã hội

Sẽ có 2 trường hợp: Người lao động là công dân Việt Nam, người lao động là công dân nước ngoài.

1. Người lao động là công dân Việt Nam

Dựa vào các thông tin nêu trên, ta có tỷ lệ đóng bhxh như sau: 

Mức đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp bình thường
Mức đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp bình thường

Trong trường hợp, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ tai nạn lao động –  bệnh nghề nghiệp với mức đóng thấp hơn và được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phê duyệt thì tỷ lệ đóng bhxh sẽ được phân bố sau:

Mức đóng bhxh trong trường hợp doanh nghiệp được phê duyệt yêu cầu đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn
Mức đóng bhxh trong trường hợp doanh nghiệp được phê duyệt yêu cầu đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn

2. Người lao động là công dân nước ngoài

Ta có bảng phân bổ tỷ lệ đóng bhxh trong trường hợp bình thường như sau:

Mức đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp bình thường
Mức đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp bình thường

Trong trường hợp, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ tai nạn lao động –  bệnh nghề nghiệp với mức đóng thấp hơn và được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phê duyệt thì tỷ lệ đóng bhxh sẽ được phân bố sau:

Mức đóng bhxh trong trường hợp doanh nghiệp được phê duyệt yêu cầu đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn
Mức đóng bhxh trong trường hợp doanh nghiệp được phê duyệt yêu cầu đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn

Lưu ý: Theo điều 12 và điều 13 thuộc Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm xã hội áp dụng cho lao động nước ngoài như trên chỉ có hiệu lực đến hết năm 2021.

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất trong năm 2021 được pháp luật quy định như sau:

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu

Mức lương tối thiểu vùng
Mức lương tối thiểu vùng

Căn cứ theo khoản 2 điều 6 thuộc quyết định số 595/QĐ-BHXH, mức lương đóng bảo hiểm xã hội không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với các lao động bình thường.

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu
Mức lương đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu

Ngoài ra, còn có một số trường hợp đặc biệt khác như:

  • Đối với người lao động làm những công việc đòi hỏi phải trải qua quá trình đào tạo và học nghề, mức lương đóng bảo hiểm xã hội của họ sẽ cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
  • Đối với những người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm và độc hại, mức lương đóng bảo hiểm xã hội của họ sẽ cao hơn ít nhất là 5% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương nhưng làm việc trong điều kiện bình thường.
  • Đối với những người lao động làm việc trong môi trường đặc biệt nguy hiểm và độc hại, mức lương đóng bảo hiểm xã hội của họ sẽ cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương nhưng làm việc trong điều kiện bình thường.

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội tối đa

Căn cứ theo khoản 3 điều 6 thuộc Quyết định số 595/QĐ-BHXH, mức lương đóng bảo hiểm xã hội không được vượt quá 20 lần mức lương cơ sở. Vì mức lương cơ sở hiện tại đang là 1.490.000 (theo điều 3 thuộc
Nghị định số 38/2019/NĐ-CP)  nên mức lương đóng bảo hiểm xã hội tối đa là 1.490.000 x 20 = 29.800.000 đồng/tháng

Cách xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội

Dựa vào điều 9 khoản 2 thuộc Luật bảo hiểm xã hội được ban hành vào năm 2014, quy định về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm những khoản như sau: Mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung. Trong đó: 

  • Phụ cấp lương: Phụ cấp chức danh, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm việc trong môi trường nguy hiểm, phụ cấp thâm niên,…
  • Các khoản bổ sung: Các khoản có mức tiền cụ thể được quy định trong hợp đồng lao động, được trả định kỳ mỗi tháng cùng tiền lương cho người lao động.

Lưu ý khi đóng bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là người bạn đồng hành của mọi nhà
Bảo hiểm xã hội là người bạn đồng hành của mọi nhà

Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê ra những điều mà bạn cần lưu ý thật kỹ trước khi tiến hành đóng bảo hiểm xã hội:

  • Trên cơ bản, phụ cấp lương là các khoản tiền dùng để bù đắp cho các yếu tố về điều kiện lao động cũng như tính chất phức tạp của công việc, nên các khoản tiền như: Tiền thưởng doanh thu, tiền ăn trưa,… sẽ không được tính là phụ cấp lương.
  • Theo dự kiến, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 lên 1.600.000 vào ngày 01/07/2020. Nhưng do những ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid nên quốc hội đã phê duyệt phương án chưa điều chỉnh tăng lương cơ sở. Đồng nghĩa với việc mức lương cơ sở hiện tại vẫn là 1.490.000 đồng.
  • Theo Nghị định 191/2013/NĐ-CP, ngoài các khoản trích nêu trên thì doanh nghiệp cần phải đóng thêm kinh phí công đoàn với mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Người lao động không cần đóng khoản phí này trừ khi họ có tham gia vào công đoàn.
  • Các đối tượng ký hợp đồng làm việc từ 1 đến 3 tháng đều phải tham gia vào bảo hiểm xã hội bắt buộc, chứ không phải bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm xã hội tự nguyện.
  • Nếu người lao động đồng thời ký kết từ 2 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị sử dụng lao động khác nhau thì bảo hiểm xã hội sẽ được đóng theo hợp đồng được ký kết đầu tiên.
  • Các đối tượng sau đây không cần tham gia vào bảo hiểm xã hội:
    • Các đối tượng không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng
    • Các đối tượng nghỉ việc để hưởng chế độ ốm đau hoặc chế độ thai sản từ 14 ngày trở lên trong tháng
  • Nếu hợp đồng hết hạn trong thời gian người lao động đang hưởng chế độ thai sản thì thời gian tính từ lúc người lao động bắt đầu nghỉ việc để hưởng chế độ cho đến lúc hợp đồng hết hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
  • Nếu người lao động được nghỉ việc theo quy định của pháp luật mà vẫn được hưởng tiền lương thì đơn vị sử dụng lao động và người lao động vẫn phải đóng các khoản bảo hiểm xã hội dựa trên mức tiền lương của người lao động.

Lời kết

Trong tương lai, nếu có những đổi mới liên quan đến các mức đóng bảo hiểm xã hội thì chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật lên website một cách thường xuyên, nên các bạn hãy nhớ đón xem những bài viết tiếp theo để không bị bỏ lỡ các thông tin quan trọng nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *