Mất Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Có Được Cấp Lại Không? Thủ Tục Như Nào?

Như chúng ta đều đã biết thì sổ bảo hiểm xã hội được coi là vật không thể thiếu của bất kỳ cá nhân nào có tham gia bảo hiểm xã hội. Nhưng nếu lỡ vì một lý do nào đó khiến bạn bị mất sổ bảo hiểm xã hội thì cũng đừng quá lo lắng nhé, vì việc cấp lại sổ mới là hoàn toàn khả thi, khi bị mất sổ bảo hiểm xã hội bạn sẽ được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội mới. Và trong bài viết dưới đây, Dịch Vụ Bảo Hiểm sẽ hướng dẫn các bạn cách làm thủ tục để được cơ quan bảo hiểm cấp lại sổ bảo hiểm mới cực kỳ đơn giản và nhanh chóng.

Các trường hợp được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Mất sổ bảo hiểm xã hội có được cấp lại?
Mất sổ bảo hiểm xã hội có được cấp lại?

Căn cứ theo khoản 2 điều 46 thuộc Quyết định số 595/QĐ-BHXH, có 3 trường hợp được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội:

  1. Cấp lại sổ bảo hiểm bao gồm cả bìa và tờ rơi: Mất sổ bảo hiểm xã hội, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần còn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng.
  2. Cấp lại bìa sổ bảo hiểm: Sai giới tính, quốc tịch.
  3. Cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm: Hỏng, mất sổ bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo điều 27 thuộc Quyết định số 595/QĐ-BHXH, tùy theo từng trường hợp thì người lao động sẽ chuẩn bị các giấy từ khác nhau:

Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do bị mất hoặc hỏng

Đối với trường hợp sổ bảo hiểm bị mất hoặc hỏng thì người yêu cầu cấp sổ bảo hiểm mới phải chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ như sau:

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)

Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi các thông tin cá nhân

Đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm mới do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ bảo hiểm thì người lao động và đơn vị sử dụng lao động cần chuẩn bị các thủ tục như sau: 

  • Người lao động chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ:
    • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
    •  Hồ sơ kèm theo: Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu; Các giấy tờ chứng minh về địa điểm làm việc.
  • Đơn vị sử dụng lao động cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ như sau: 
    • Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)

Quy trình cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

quy trinhg cap so

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, người lao động có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại các cơ quan bảo hiểm xã hội ở địa phương nơi người đó sinh sống hoặc nộp qua đơn vị sử dụng lao động nơi người đó làm việc cũng được. Căn cứ theo điều 29 thuộc Quyết định số 595/QĐ-BHXH, thời gian giải quyết hồ sơ như sau:

  • Đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch; sổ bảo hiểm xã hội do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc gộp sổ bảo hiểm xã hội: Không quá 10 ngày tính từ ngày cán bộ nhận đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
  • Đối với các trường hợp cần xác minh quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động tại các địa phương khác hoặc tại các đơn vị sử dụng lao động khác mà người lao động từng làm việc: Không quá 45 ngày tính từ ngày cán bộ nhận đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bài viết liên quan:

Các câu hỏi liên quan khi mất sổ bảo hiểm xã hội

Sau đây là các câu hỏi thường gặp nhất về vấn đề mất sổ bảo hiểm xã hội cũng như vấn đề cấp lại sổ bảo hiểm xã hội:

1. Sổ bảo hiểm xã hội mới khác gì so với sổ bảo hiểm xã hội bị mất?

Căn cứ theo Quyết định số 1035/QĐ-BHXH, sổ bảo hiểm được cấp mới sẽ khác sổ bảo hiểm bị mấg ở 2 đặc điểm chính:

Bìa sổ bảo hiểm được cấp lại
Bìa sổ bảo hiểm được cấp lại
  • Điểm khác biệt đầu tiên được thể hiện ở trên bìa sổ, dưới dòng mã số của sổ sẽ có thêm dòng chữ “Cấp lần….”. Sổ bảo hiểm của bạn được cấp lần thứ mấy thì ở đó sẽ điền số lần tương ứng.
  • Điểm khác biệt thứ hai được thể hiện ở trang tờ rời cuối cùng:
    • Trong trường hợp người lao động được cấp lại sổ khi đang tham gia bảo hiểm xã hội thì dưới phần quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ có in dòng chữ “Luỹ kế thời gian đóng quỹ HT, TT đến tháng …./…. là …. năm …. tháng” và dòng chữ “Lũy kế thời gian đóng BHTN chưa hưởng là …… năm …… tháng”.
Nội dung tờ rời cuối cùng của sổ bảo hiểm mới và sổ bảo hiểm cũ trong trường hợp người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội
Nội dung tờ rời cuối cùng của sổ bảo hiểm mới và sổ bảo hiểm cũ trong trường hợp người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội
    • Trong trường hợp người lao động đang bảo lưu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thì dưới phần quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ có in dòng chữ “Tổng thời gian đóng quỹ HT, TT đến tháng …./…. là …. năm …. tháng” và dòng chữ “Tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng là……… năm ….. tháng”.
Nội dung tờ rời cuối cùng của sổ bảo hiểm được cấp mới khi người lao động đang bảo lưu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Nội dung tờ rời cuối cùng của sổ bảo hiểm được cấp mới khi người lao động đang bảo lưu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
    • Trong trường hợp người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp thì dưới phần quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ có in dòng chữ “Tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng là……… năm ….. tháng”.
Nội dung tờ rơi cuối cùng của sổ bảo hiểm được cấp mới trong trường hợp người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Nội dung tờ rơi cuối cùng của sổ bảo hiểm được cấp mới trong trường hợp người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Ngoài ra, trong trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi thông tin cá nhân hoặc mã số của sổ thì thông tin trên sổ mới sẽ được in theo thông tin mới nhất

2. Cấp mới sổ bảo hiểm có ảnh hưởng đến quyền lợi không?

Tính đến hiện nay thì chưa có điều khoản nào đề cập đến vấn đề này cả nên việc cấp mới sổ bảo hiểm xã hội hoàn toàn sẽ không ảnh hưởng đến các quyền lợi mà bạn được hưởng.

3. Nhận bảo hiểm 1 lần thì có được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội không?

Nhận bảo hiểm xã hội 1 lần không thuộc 3 trường hợp được cấp lại sổ dựa theo khoản 2 điều 46 thuộc quyết định số 595/QĐ-BHXH. Nên trong trường hợp này, cơ quan bảo hiểm sẽ từ chối yêu cầu cấp mới lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

4. Mất sổ bảo hiểm xã hội có được hưởng tiền bảo hiểm không?

Khi mất sổ bảo hiểm, người lao động nên thông báo với cơ quan bảo hiểm để yêu cầu cấp lại sổ mới theo hướng dẫn bên trên. Sau khi được cấp mới sổ bảo hiểm thì việc nhận tiền bảo hiểm sẽ được tiến hành như bình thường nếu người lao động đủ điều kiện.

5. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp mới bao nhiêu lần?

Chưa có quy định nào nhắc đến đến vấn đề này nên hiện tại, số lần cấp mới sổ bảo hiểm sẽ không bị giới hạn, miễn là bạn thuộc 3 trường hợp được cấp lại sổ dựa theo khoản 2 điều 46 thuộc quyết định số 595/QĐ-BHXH mà chúng tôi đã đề cập bên trên.

Lời kết

Qua bài viết này, bạn có thể thấy quy trình cấp lại sổ bảo hiểm xã hội cũng khá là đơn giản chứ không phức tạp như bạn đã từng nghĩ đúng không? Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi vừa chia sẻ bên trên, bạn sẽ không còn lo lắng về các trường hợp bị mất sổ bảo hiểm xã hội nữa. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *