Để được hưởng nhiều quyền lợi hơn trong việc khám chữa bệnh, đại đa số người dân Việt Nam đều có bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng loại thẻ này. Và nhiều người cũng không rõ khám bệnh trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Những trường hợp nào được xem là khám bệnh trái tuyến?

Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT đã quy định những trường hợp sau đây được xem là khám bệnh đúng tuyến:
- Khám, chữa bệnh đúng nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu trong bảo hiểm
- Khám và chữa bệnh tại những nơi được thông tuyến
- Các trường hợp cấp cứu
- Khám, chữa bệnh ban đầu tại có sở đúng tuyến hoặc nơi
- Khám chữa bệnh bao đầu tại nơi cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đã đăng ký ghi trên BHYT với người tham gia BHYT đang trong thời gian công tác hoặc làm việc lưu động, học các chương trình đào tạo.
- Người có giấy chuyển tuyến của cơ sở khám chữa bệnh ban đầu.
Nếu người khám chữa bệnh tham gia BHYT nhưng không thuộc một trong các trường hợp trên thì được xem là khám bệnh trái tuyến.
Khám bệnh trái tuyến có được hưởng bảo hiểm ý tế không?
Vì một số nguyên nhân nhất định nào đó mà bạn bắt buộc khám trái tuyến đã đăng ký ban đầu trong BHYT. Mặc dù vậy bạn vẫn được hưởng BHYT. Tuy không được hưởng mức quyền lợi như khám đúng tuyến nhưng mức hưởng hỗ trợ bảo hiểm y tế trái tuyến trong năm 2021 cũng khá ổn cho người dân.

Quyền lợi nhận được từ bảo hiểm y tế khi khám trái tuyến
Theo Khoản 15 điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, những người khám chữa bệnh trái tuyến sẽ được BHYT chi trả những khoản sau:
- Khi bạn đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện trung ương sẽ được hỗ trợ 40% chi phí điều trị nội trú
- Đối với các bệnh viện tuyến tỉnh bạn được hưởng 100% chi phí nội trú. Cái này áp dụng cho phạm vi cả nước, trước đây chỉ 60%.
- Tại các bệnh viện tuyến huyện, bạn được hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh.
Những quy định này khá ưu ái cho người khám chữa bệnh trái tuyến. Do đó, nhà nước luôn khuyến cáo người dân nên tham gia BHYT là như vậy.
Những trường hợp khám bệnh trái tuyến được hưởng bảo hiểm y tế như đúng tuyến

Nhà nước đã rất ưu ái cho người dân để cho phép một số trường hợp đặc biệt được hưởng quyền lợi BHYT đúng tuyến khi khám trái tuyến. Những đối tượng cụ thể như sau:
- Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo đang sinh sống tại vùng kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, những người sinh sống tại xã đảo, huyện đảo có tham gia BHYT.
- Những người đăng ký thẻ BHYT khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã, phòng khám đa khoa, bệnh viện huyện khi đi khám chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã, phòng khám đa khoa, bệnh viện huyện trên cùng một địa bàn tỉnh.
- Các trường hợp có thẻ BHYT đi khám không đúng tuyến nhưng sau đó nơi khám hiện tại tiếp nhận được giấy chuyển viện thì sẽ được hưởng mức chi chi phí chữa bệnh như khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, ngoại trừ trường hợp: đang điều trị nội trú và phát hiện bệnh khác vượt quá chuyên môn của cơ sở, tình trạng diễn biến nặng ngoài khả năng chữa trị của bác sĩ tại đây.
Đối với các trường hợp trên thì sẽ có chế hưởng hỗ trợ BHYT sau đây:
- Nhận hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh nếu là bộ đội, công an, người có công cách mạng, cựu chiến binh, trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc diện hộ nghèo hoặc những người đã tham gia BHYT trên 5 năm liên tiếp….
- Bạn sẽ được chi trả 95% chi phí có lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng hoặc thuộc diện hộ cận nghèo…
- Những đối tượng còn lại sẽ nhận mức quyền lợi 80% chi phí.
Lời kết
Như vậy, khi khám bệnh trái tuyến bạn vẫn hưởng được bảo hiểm y tế. Tuỳ vào các trường hợp khác nhau, bạn sẽ được nhận những mức chi trả khác nhau từ 100% đến 40%. Hi vọng từ nay bạn đã biết cách sử dụng thẻ BHYT của mình để có nhiều lợi ích hơn.