Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam: Thông Tin Mới Nhất

Bảo hiểm xã hội Việt Nam được coi là cơ quan “đầu não” để điều hành và quản lý cả một hệ thống bảo hiểm của nước nhà. Hôm nay, Dịch Vụ Bảo Hiểm sẽ cùng các bạn “mổ xẻ” những khía cạnh chuyên sâu hơn về cơ quan này, cũng như là tìm hiểu thêm các định hướng phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và của bảo hiểm xã hội Việt Nam nói riêng trong năm 2021.

Giới thiệu bảo hiểm xã hội Việt Nam 

Căn cứ theo điều 1 thuộc Nghị định 01/2016/NĐ-CP, Bảo hiểm xã hội Việt Nam được định nghĩa như sau:

 Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Dựa theo định nghĩa trên, chúng ta có thể tóm tắt lại: Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một cơ quan thuộc quyền điều hành của nhà nước, có chức năng thực hiện các chính sách, chế độ liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm và quản lý các quỹ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. 

Website Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Website Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Website Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ có duy nhất một website: https://baohiemxahoi.gov.vn/Pages/default.aspx

Bạn có thể truy cập vào website để tìm hiểu thêm các thông tin cũng như là cập nhật những sự đổi mới liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Logo Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Logo Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Logo Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Lịch sử hình thành Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bảo hiểm xã hội Việt Nam được hình thành qua các mốc thời gian quan trọng như sau:

  • Vào ngày 11/9/1946, Quốc Hội đã thông qua hiến pháp đầu tiên của nhà nước, vấn đề đáng nói là ở điều 29 trong hiến pháp đã có đề cập đến việc trợ cấp cho người già và người tàn tật. Đây chính là bước khởi đầu của hệ thống bảo hiểm Việt Nam.
  • Trong sắc lệnh số 29/SL được chủ tịch Hồ Chí Minh ký vào ngày 12/3/1947, tại tiết thứ sáu và tiết thứ bảy đã có các quy định về phụ cấp cho công nhân.
  • Vào ngày 20/5/1985, chủ tịch Hồ Chí minh ký tiếp 2 sắc lệnh là 76/SL77/SL. Trong 2 sắc lệnh này có quy định chi tiết về các chế độ thai sản, chế độ ốm đau, chế độ hưu trí,… cho người lao động.
  • Nghị định 218/CP ngày 27/12/1946 đã ban hành các quyền lợi tạm thời về những chế độ bảo hiểm xã hội.
  • Trong giai đoạn từ 1975-1995, bảo hiểm xã hội được vận hành thống nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
  • Vào ngày 16/02/1995, chính phủ đã ban hành nghị định số 19/CP với nội dung chính là thành lập cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức bảo hiểm xã hội ở trung ương và địa phương.
  • Vào ngày 24/01/2002, chính phủ đã ban hành quyết định số 20/2002//QĐ-TTg với nội dung là chuyển bảo hiểm y tế Việt Nam sang bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Chức năng, nhiệm vụ

Căn cứ vào điều 2 thuộc quyết định số 06/2016/NĐ-CP,  chức năng và nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được nhà nước quy định như sau:

  • Ban hành văn bản hướng dẫn về thủ tục, chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện việc giải quyết chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội,…; ban hành các văn bản cá biệt và văn bản quản lý nội bộ ngành Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam.
  • Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội,…
  • Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động và cá nhân theo quy định của pháp luật. 
  • Tiếp nhận các khoản kinh phí từ ngân sách nhà nước chuyển sang để chi trả cho các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
  • Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các chế độ bảo hiểm.
  • Tiến hành chi trả lương hưu cùng các khoản trợ cấp nằm trong phạm vi bảo hiểm
  • Quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc tập trung thống nhất, công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám chữa bệnh cũng như các đại lý bảo hiểm; giám sát, kiểm tra tính minh bạch và chất lượng của những cơ sở đó.
  • Giải quyết mọi khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật.
  • Lưu giữ toàn bộ các tài liệu của người tham gia bảo hiểm.
  • Báo cáo với hội đồng quản lý Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam về tình hình thực hiện theo chu kỳ 6 tháng một lần.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin thuộc phạm vi bảo hiểm khi người lao động yêu cầu.
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ giao.

Cơ cấu tổ chức

Phía dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Ban lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam: 

  • Tổng giám đốc: Nguyễn Thế Mạnh
  • Phó tổng giám đốc: Phạm Lương Sơn
  • Phó tổng giám đốc: Trần Đình Liệu
  • Phó tổng giám đốc: Đào Việt Anh
  • Phó tổng giám đốc: Lê Hùng Sơn

Dựa theo điều 7 của Nghị định số 01/2016/NĐ-CP, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở trung ương có cơ cấu tổ chức như sau:

  • Vụ Tài chính – Kế toán.
  • Vụ Hợp tác quốc tế.
  • Vụ Thanh tra – Kiểm tra.
  • Vụ Thi đua – Khen thưởng.
  • Vụ Kế hoạch và Đầu tư.
  • Vụ Tổ chức cán bộ.
  • Vụ Pháp chế.
  • Vụ Quản lý đầu tư quỹ.
  • Vụ Kiểm toán nội bộ.
  • Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.
  • Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế.
  • Ban Thu.
  • Ban Sổ – Thẻ.
  • Ban Dược và Vật tư y tế.
  • Văn phòng (có đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh).
  • Viện Khoa học bảo hiểm xã hội.
  • Trung tâm Truyền thông.
  • Trung tâm Công nghệ thông tin.
  • Trung tâm Lưu trữ.
  • Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc.
  • Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Nam.
  • Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội.
  • Báo Bảo hiểm xã hội.
  • Tạp chí Bảo hiểm xã hội.

Xem chi tiết tại đây.

Thông tin liên lạc

Dưới đây là các thông tin liên lạc bao gồm số điện thoại liên hệ, email, địa chỉ của một số cơ quan bảo hiểm xã hội tại các thành phố lớn: 

  • Bảo hiểm xã hội Việt Nam
    • Địa chỉ: Số 7 Tràng Thi,  Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội
    • ĐT: 024.39 344 238 – 39 347965
    • Fax: 024.39 344 169 – 39 361779
    • Email: bhxh@vss.gov.vn
      • Địa chỉ: Số 15 Phố Cầu Đơ, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội
      • ĐT: 024.37 236 556 
      • Fax: 024.37 221 461
      • Email: ttptdt@hanoi.vss.gov.vn
      • Địa chỉ: 117C, Nguyễn Đình Chính, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
      • ĐT: 028.39 979 039
      • Fax: 028.39 979 010
      • Email: bhxh@hochiminh.vss.gov.vn
  • Bảo hiểm xã hội Đà Nẵng
    • Địa chỉ: Số 43 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
    • ĐT: 023.63 896 000
    • Email: ttptdt@danang.vss.gov.vn
    • Địa chỉ: Số 43 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
    • ĐT: 029. 63 855 267
    • Email: bhxh@angiang.vss.gov.vn

Xem chi tiết tại đây.

Những thành tựu nổi bật của BHXH Việt Nam

thanh tuu bhxh viet nam
Thành tựu bảo hiểm xã hội Việt Nam

Theo thống kê trong năm 1995 (năm đầu tiên áp dụng chế độ Bảo Hiểm Xã Hội), cả nước chỉ có khoảng 2,2 triệu người lao động tham gia vào bảo hiểm xã hội. Nhưng đến năm 2020 thì con số đã tăng lên một cách vượt bậc, cụ thể là 16 triệu người tức là gấp 8 lần so với năm đầu tiên. Điều này là kết quả cho 26 năm không ngừng phấn đấu và phát triển của cả một tập thể Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam.

Với đại đa số người tham gia bảo hiểm xã hội, vấn đề quan ngại của họ luôn là sự rườm rà của các thủ tục hành chính. Nắm bắt được điều này nên các chính sách cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội liên tục được nhà nước ban hành nhằm nâng cao trải nghiệm của người tham gia bảo hiểm. Bằng chứng cụ thể là số lượng thủ tục phải thực hiện vào năm 2014 lên đến con số 263, nhưng vào năm 2019 thì số lượng thủ tục giảm tận 75% tức là chỉ còn 27 thủ tục. Số giờ thực hiện thủ tục hành chính cũng giảm từ 335 giờ xuống còn 147 giờ, tức là giảm khoảng 43.8%.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid trong năm 2020, vì để đảm bảo các quyền lợi bảo hiểm mà người lao động được thụ hưởng nên Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam đã thực thi các chính sách như: Linh hoạt trong việc chi trả cho các chế độ bảo hiểm; linh hoạt chuyển tuyến khám chữa bệnh; chi trả lương hưu tại nhà; cấp thuốc cho người mắc bệnh mãn tính; tạm dừng các quỹ bảo hiểm xã hội;… Dù trong bất kỳ trường hợp nào, Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam vẫn thực hiện theo đúng tinh thần của ngành bảo hiểm, đó là lấy quyền lợi của người được bảo hiểm làm mục tiêu hàng đầu cho sự phát triển của một tập thể.

Cũng trong năm 2020, Bảo Hiểm Xã Hội Việt nam đã tiếp nhận và giải quyết cho gần 134 nghìn trường hợp nhận bảo hiểm xã hội hàng tháng; khoảng 9,6 triệu trường hợp hưởng các chế độ ốm đau , thai sản; duy trì việc trợ cấp thất nghiệp cho hơn 1 triệu người; chi trả lương hưu cho hơn 3,2 triệu người;…. 

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho ra mắt lần đầu tiên ứng dụng bảo hiểm số trên nền tảng điện thoại di động – VssID. Với ứng dụng này, người lao động có thể dễ dàng tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm của bản thân một cách dễ dàng, cũng như tìm kiếm và tiếp cận các thông tin bảo hiểm mới nhất. Đây là một bước ngoặt quan trọng của hệ thống bảo hiểm Việt Nam, VssID đánh dấu cho sự đổi mới trong việc áp dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại vào công tác bảo hiểm, giúp người dùng có được sự tiện lợi nhất định, hơn thế nữa là giúp đưa ngành bảo hiểm đến gần hơn với tất cả mọi người. 

Định hướng phát triển trong năm 2021

Vào ngày 23/10/2020, chính phủ đã ban hành Quyết định số 1320/QĐ-BHXH với nội dung là ban hành chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 đến năm 2025 của ngành bảo hiểm xã hội. Căn cứ vào các điều khoản trong đó, ta có thể tóm tắt các định hướng phát triển của ngành bảo hiểm xã hội trong 5 năm tiếp theo và cụ thể là trong năm 2021 như sau:

  • Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
  • Tăng cường công tác tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của nhân dân.
  • Đổi mới công tác truyền thông theo phương hướng tuyên truyền đúng nội dung và trọng tâm, phù hợp với từng nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau.
  • Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, triển khai thực hiện hệ thống tương tác đa phương tiện giữa người dân và doanh nghiệp, mở rộng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên các lĩnh vực. 
  • Tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực bảo hiểm.  Mục tiêu trọng tâm là tiếp tục mở rộng mạng lưới bảo hiểm trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
  • Tăng cường công tác hoàn thiện cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống thông tin, dữ liệu bảo hiểm. Đây là vấn đề tiên quyết để tạo ra một hệ thống công nghệ thông tin thật sự hiện đại cho ngành bảo hiểm Việt Nam.
  • Nâng cao chất lượng phục vụ, nhằm mục đích đáp ứng sự hài lòng của các cá nhân và tổ chức khi tham gia bảo hiểm xã hội. Thực hiện tốt trong công tác hỗ trợ, tư vấn, giải đáp chính sách cho các cá nhân và tổ chức về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Lời Kết

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vẫn đang cố gắng và nỗ lực theo từng ngày với mong muốn đem đến cho người dân một hệ thống an sinh xã hội hoàn thiện nhất có thể. Chúng tôi tin rằng, bằng những cống hiến và sự nhiệt huyết của từng cá nhân trong tập thể Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chắc chắn sẽ có thể đưa ngành bảo hiểm Việt Nam ngày một phát triển và lớn mạnh hơn trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *