Ngoài bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng là một hình thức bảo hiểm nhận được rất nhiều sự quan tâm từ mọi người. Trong bài viết này, Dịch Vụ Bảo Hiểm sẽ gửi đến quý đọc giả một số thông tin quan trọng của loại hình bảo hiểm này, đặc biệt là các khía cạnh xung quanh vấn đề mức đóng bảo hiểm bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước đứng ra tổ chức và bảo trợ. Nhưng loại hình này lại khác với bảo hiểm bắt buộc ở chỗ người tham gia có quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng để phù hợp với tài chính của bản thân. Nói dễ hiểu thì người tham gia bảo hiểm xã hội tư nguyện có quyền chủ động trong các điều khoản nhiều hơn so với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện, bạn được hưởng 2 chế độ bảo hiểm cơ bản là chế độ lương hưu và chế độ tử tuất.
Bài viết liên quan:
- Bảo Hiểm Xã Hội Tiếng Anh Là Gì?
- Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì?
- Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì?
- Phần Mềm Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì?
- Nợ Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì?
Có nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
Trên thực tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện hay bị khách hàng so sánh theo định hướng tiêu cực là một khoản đầu tư không thể thu được tiền lời. Từ những định kiến như vậy dẫn đến việc họ bị phân vân không biết có nên tham gia hay không. Nếu bạn đã từng có suy nghĩ như thế, thì hãy để chúng tôi phân tích cho bạn hiểu tại sao bảo hiểm xã hội lại là rất cần thiết trong cuộc sống nhé.
- Câu nói trên cũng có một phần đúng vì bản chất của bảo hiểm xã hội tự nguyện là không thể thu được tiền lời, những thứ mà bạn nhận được là các lợi ích về mặt an sinh trong những lúc cần thiết – Thứ giá trị hơn tiền lời rất nhiều.
- Thật ra, tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không phải là một hình thức đầu tư mà là một phương pháp phân phối cho thu nhập của bạn. Giống như vào mỗi giai đoạn, bạn sẽ gửi một ít tiền vào quỹ bảo hiểm để khi thật sự cần thiết thì sử dụng. Nó gần giống với hình thức gửi tiết kiệm.
- Khi bạn đã già và không còn khả năng lao động tạo ra thu nhập, thì khoản lương hưu mà bạn nhận được từ bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ là một điểm tựa vững chắc về mặt tài chính cho bạn trong cuộc sống về hưu.
- Cho dù công việc hiện tại của bạn thuộc dạng không ổn định nhưng nếu bạn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức lương hưu mà bạn nhận được vẫn đủ đảm bảo cho cuộc sống của bạn sau này.
- Trong trường hợp xấu nhất, người lao động bị tử vong thì thân nhân của họ vẫn được nhận các khoản trợ cấp như trợ cấp tuất, trợ cấp tuất hàng tháng,… từ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đặc biệt là những đối tượng không có khả năng tạo ra thu nhập như người già, trẻ em,…Chính vì thế, tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không chỉ để bảo vệ cho chính bản thân bạn mà còn là để bảo vệ cho những người thân yêu của bạn nữa.
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo Thông tư 01/2016/BTLĐTBXH, các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải là công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên, bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng,…
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố
- Người lao động giúp việc cho các hộ gia đình
- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không nhận tiền lương
- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình
- Người lao động chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội nhưng đã đủ điều kiện về tuổi đời
- Người tham gia khác.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2021
Có khá nhiều phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, mỗi phương thức sẽ có một cách tính mức đóng bảo hiểm khác nhau.
Trường hợp đóng hàng tháng
Đây là phương thức đóng bảo hiểm cơ bản nhất mà hầu như ai cũng lựa chọn. Với phương thức này, mức đóng bảo hiểm sẽ bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm lựa chọn. Cụ thể, ta có công thức như sau:
Mdt = 22% x Mtnt
Trong đó:
- Mdt: Là mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng
- Mtnt: Là mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm lựa chọn. Con số này không được thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (700.000đ/người/tháng) và không được cao quá 20 lần mức lương cơ sở (1.490.000đ/tháng)
Ví dụ: Bạn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với mức thu nhập là 2.000.000 đồng cho một tháng thì mức đóng bảo hiểm của bạn sẽ là 2.000.000 x 22% = 440.000 đồng.
Ngoài ra, ta có công thức tính mức thu nhập tháng như sau:
Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)
Trong đó:
- CN: Là mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn
- m: Là tham số tự nhiên
Trường hợp đóng một lần cho 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng
Cách tính của phương thức này cũng khá đơn giản, ví dụ bạn chọn đóng một lần cho 3 tháng, thì bạn chỉ cần tính theo công thức của phương thức đóng hàng tháng rồi đem kết quả nhân với hệ số 3. Tương tự như vậy, nếu bạn chọn 6 tháng thì nhân với hệ số 6 hoặc 12 tháng thì nhân với hệ số 12.
Ví dụ: Cùng ví dụ như trên, nếu bạn muốn đóng theo phương thức một lần cho 3 tháng thì mức đóng bảo hiểm của bạn sẽ là 440.000đ x 3 = 1.320.000đ
Trường hợp đóng một lần cho nhiều năm nhưng không quá 5 năm một lần
Trường hợp này sẽ hơi phức tạp một chút. Nói dễ hiểu thì mức đóng bảo hiểm trong trường hợp này được tính dựa vào tổng mức đóng của các tháng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng. Ta có công thức như sau:

Trong đó:
- T1: Là mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho nhiều năm
- Mi: Là mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm lựa chọn
- r: Là lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng
- n: Là số năm đóng trước do người tham gia bảo hiểm chọn.
- i: Là tham số tự nhiên
Các trường hợp khác
Trường hợp đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với các đối tượng đã đủ điều kiện để nhận lương hưu theo quy định nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thời gian thiếu không quá 10 năm
Cũng tương tự như trường hợp trên, mức đóng bảo hiểm trong trường hợp này được tính dựa vào tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng. Ta có công thức như sau:

Trong đó:
- T2: Là mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho các năm còn thiếu
- Mi: Là mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm lựa chọn
- r: Là lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng
- t: Là số tháng còn thiếu
- i: Là tham số tự nhiên
Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức một lần cho 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hoặc đóng một lần cho nhiều năm sau; nhưng trong thời gian đó lại xảy ra một trong các trường hợp sau đây thì sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:
- Dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Tử vong
- Hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định
Số tiền hoàn trả sẽ được tính toán dựa vào số tiền mà người tham gia bảo hiểm đã đóng tương ứng với thời gian còn lại của phương thức đóng. Lưu ý là trường hợp này sẽ không đi kèm tiền hỗ trợ đóng của nhà nước. Ta có công thức như sau:

Trong đó:
- HT: Là số tiền được hoàn trả cho người được bảo hiểm hoặc thân nhân của người được bảo hiểm.
- Mi: Là mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm lựa chọn
- T: Là số tiền nhà nước hỗ trợ đóng
- r: Là lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do bảo hiểm xã hội
- n: Là số năm đã đóng trước
- t: Là số tháng còn lại của phương thức đóng
- i: Là tham số tự nhiên
Đọc thêm: Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Là Bao Nhiêu?
Mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo khoản 1 điều 14 thuộc nghị định 134/2015/NĐ-CP, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm tính trên mức đóng bảo hiểm hàng tháng dựa vào mức chuẩn hộ nghèo của khu vực, cụ thể:
- 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo
- 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo
- 10% đối với các đối tượng khác.
Ta có công thức như sau:
Mức hỗ trợ của nhà nước = k x 22% x Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực
Trong đó:
- K: Là tỷ lệ phần trăn hộ trợ của nhà nước
Ví dụ: Bạn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với mức thu nhập tháng là 600.000 đồng, phương thức đóng mà bạn lựa chọn là đóng hàng tháng và nhà bạn thuộc hộ nghèo. Vậy thì:
- Mức đóng hàng tháng của bạn là = 600.000 đồng x 22% = 132.000 đồng
- Mức hỗ trợ của nhà nước là = 30% x 22% x 700.000 đồng = 46.200 đồng ( 700.000 đồng là mức chuẩn hộ nghèo của khu vực)
- Số tiền mà bạn phải đóng là = 132.000 đồng – 46.200 đồng = 85.800 đồng
Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo điều 24 thuộc Quyết định số 595/QĐ-BHXH, để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người lao động cần chuẩn bị “tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế” theo mẫu bên dưới. Sau khi hoàn thành tờ khai, người lao động có thể đến các cơ quan bảo hiểm xã hội để tiến hành làm thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong vòng 5 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ, người lao động sẽ được nhận sổ bảo hiểm.
Tải mẫu đơn xin đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tại đây.
Các câu hỏi thường gặp về bhxh tự nguyện
1. Mua và nộp bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu?
Bạn có thể mua và nộp bảo hiểm xã hội tự nguyện ở các cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc ở các điểm thu, đại lý bảo hiểm tại địa phương nơi bạn cư trú.
Tra cứu điểm thu, đại lý thu bảo hiểm xã hội gần bạn nhất tại đây.
2. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?
Căn cứ vào điều 4 của Luật bảo hiểm xã hội được ban hành vào năm 2014, các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ được hưởng duy nhất 2 chế độ, đó là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Vì thế, nếu bạn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản.
3. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu thì được nhận lương hưu?
Căn cứ vào điểm c khoản 1 điều 219 của Bộ luật lao động ban hành vào năm 2019, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng lương hưu khi đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thêm các điều khoản khác liên quan đến độ tuổi nghỉ hưu.
4. Nếu quên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một thời gian thì có được tiếp tục tham gia không?
Căn cứ vào khoản 3 điều 12 của Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, nếu quá trình đóng bảo hiểm của bạn bị gián đoạn thì coi như tạm dừng. Bạn có thể liên hệ với các cơ quan bảo hiểm tại địa phương nơi bạn sinh sống để làm thủ tục tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
5. Cần những hồ sơ gì để làm thủ tục hoàn lại tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Theo điều 26 của quyết định 595/QĐ-BHXH, để làm thủ tục hoàn lại tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:
-
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tải về.
- Sổ bảo hiểm xã hội
- Đối với trường hợp tử vong, cần nộp thêm các văn bản chứng tử.
Lời kết
“Có thể bạn không cần bảo hiểm nhưng bạn cần tiền cho những nhu cầu của cuộc sống”. Đúng vậy, bảo hiểm xã hội tự nguyện tuy không bị bắt buộc nhưng nó thật sự rất cần thiết trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Chính vì thế, đừng bao giờ tiếc tiền để đầu tư vào quyền lợi của bản thân, đặc biệt là vào những lúc không có khả năng tạo ra thu nhập thì bảo hiểm xã hội tự nguyện lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.